Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Sách sắp phát hành: DRIVING GROWTH THROUGH INNOVATION (Td: Đổi mới kiến tạo tương lai), Robert Tucker


[Thaihabooks] Kể từ năm 2003 khi ấn bản đầu tiên của cuốn sách này xuất hiện, đổi mới đã trở thành chủ đề hàng đầu trong các văn phòng quản trị khắp nơi trên thế giới, là đề tài của vô số bài báo và hội nghị. Tuy nhiên, nếu bạn giống như nhiều nhà quản trị tôi trao đổi mỗi năm, thì chắc bạn sẽ không đồng ý nếu tôi nói rằng những nỗ lực đổi mới của công ty bạn gần như chỉ để đối phó với các thách thức cạnh tranh mà bạn đang đối mặt, chứ không phải nhằm mang lại sự tăng trưởng doanh thu mà bạn tìm kiếm. Bạn có thể băn khoăn không biết liệu có đủ những ý tưởng đột phá cho bạn không? Có thể bạn nhận ra một đối thủ mới nguy hiểm có khả năng cơ phá vỡ mô hình kinh doanh của bạn. Bạn lo ngại không biết công ty của mình có thể đáp ứng những nhu cầu đang thay đổi của khách hàng hay liệu bạn có những cá nhân xuất sắc trong tổ chức của mình, những người tiên phong - có khả năng nhận ra những cơ hội và nắm bắt thế chủ động để thành công. Và bạn có thể đương đầu với một thách thức mở rộng gấp đôi quy mô của đơn vị kinh doanh hay bộ phận của bạn trong vòng... ba năm tới!
Đó chính là lí do tôi viết cuốn sách này - để giúp bạn và những giám đốc khác trong công ty vạch ra kế hoạch hành động giải quyết vấn đề tăng trưởng mạnh mẽ. Tôi viết Đổi mới kiến tạo tương lai từ quan điểm bạn đang chịu trách nhiệm tư duy và thiết kế lại thành công quy trình đổi mới tại công ty của mình. Tôi muốn bạn xem cuốn sách này như kim chỉ nam với những điều căn bản cần phải nghĩ tới và đặt vào đúng chỗ. Và hãy nghĩ về tôi như người huấn luyện viên, tư vấn, cố vấn của bạn trong hành trình này.
Các chiến lược, và phương pháp tốt nhất trong cuốn sách này dựa trên kinh nghiệm hai thập niên làm việc với các công ty để cải tiến đổi mới của tôi. Nếu bạn sẵn lòng học tập từ những kinh nghiệm cả thành công lẫn thất bại của họ, tôi tin bạn sẽ khám phá ra cách tiếp cận đúng đắn cho công ty bạn và sẽ giúp bạn trưởng thành. Tôi cũng tin bạn sẽ trưởng thành với tư cách một cá nhân trong quá trình nắm vững đổi mới.
Trong nhiều năm, tôi chứng kiến nhiều công ty chuyển mình mạnh mẽ khi nỗ lực tiến hành đổi mới bằng một cách thức mới. Tôi tin bạn sẽ đạt được những kết quả mà chính bạn cũng sẽ rất ngạc nhiên, gây ấn tượng với cổ đông và những nhóm có lợi ích trong công ty, làm vui lòng khách hàng và buộc những đối thủ cạnh tranh phải giật mình trước những động thái của bạn. Nhưng chỉ khi bạn bắt đầu hành trình này với cây bút trong tay, sẵn sàng tạo ra những sự thay đối cần thiết.
Chắc bạn đã từng chứng kiến và hiểu rằng những sáng kiến hời hợt được ưa thích lúc đầu hiếm khi mang lại lợi ích lâu dài. Không ở đâu điều này lại đúng hơn trong lĩnh vực đổi mới. Gần đây, khi đổi mới trở thành ưu tiên hàng đầu, tôi gặp quá nhiều công ty cố gắng đổi mới một trong 13 trụ cột thành công của họ, hoặc là đưa ra kế hoạch đổi mới tới tám danh mục ưu tiên. Điều này sẽ không hiệu quả; đổi mới phức tạp hơn thế nhiều, và xung lực của công việc kinh doanh ngày nay thì quá lớn khi đổi mới chỉ là sự đã rồi.
Mặt khác, tôi cũng có may mắn làm việc và nghiên cứu những công ty coi trọng vấn đề đổi mới. Đây là những công ty chúng ta sẽ khám phá ở phần sau của cuốn sách.
Tôi gọi những công ty này là Những Công ty Đổi mới Tiên phong, và trong ấn bản đầu tiên của cuốn sách, tôi viết về 23 công ty nổi bật nhất trong số đó. Trong những năm đầu thế kỉ 21, khi hầu hết các công ty chỉ chú trọng vào việc cắt giảm ngân sách hay mua lại các công ty, thì những công ty này thách thức những điều tưởng chừng bất di bất dịch về việc làm thế nào để dễ dàng biến các ý tưởng lớn thành những sản phẩm thương mại, đồng thời vẫn tiến hành những đổi mới khác trong thế kỉ mới. Đội nghiên cứu của tôi, phần lớn đến từ Đại học California, Santa Barbara, đã giúp đỡ tôi nghiên cứu những công ty này, phỏng vấn giám đốc điều hành và những nhà vô địch đổi mới của họ.
Những công ty trong nhóm tiên phong vào thời điểm đó bao gồm Whirlpool, Progressive Insurrance, Citigroup, EDS, BMW, và nhiều công ty khác. Kể từ đó, các công ty mới, bao gồm Bank of America, Procter & Gamble, John Deere, và các công ty khác, đã đổi mới một cách hệ thống và đạt được những kết quả to lớn. Trong phiên bản mới được cập nhật lần này, tôi kết hợp những nghiên cứu đầu tiên của mình (phần vẫn còn phù hợp) với những nghiên cứu mới trong những công ty vừa kể trên nhằm tiếp tục thúc đẩy sự thay đổi trong tổ chức của họ.
Điều tôi khám phá ra là những công ty đạt được sự tăng trưởng từ việc thực hiện đổi mới là những công ty khuyến khích những ý tưởng từ tất cả nhân viên và mọi bộ phận trong tổ chức, chứ không chỉ từ các nguồn truyền thống. Bởi nhịp độ thay đổi ngày nay, ý tưởng đột phá tiếp theo của bạn có thể đơn giản đến từ những người có nhiều sáng kiến trong ban hậu cần cũng như bộ phận R&D (nghiên cứu và phát triển), và nó cũng có thể là ý tưởng "từ dưới lên" cũng như "từ trên xuống". Sử dụng những phương pháp phi truyền thống, các công ty đổi mới tiên phong tìm kiếm những nhu cầu chưa được nói ra và chưa được đáp ứng của khách hàng; đồng thời họ cũng dạy chính họ lắng nghe và tìm ra sự khác biệt. Họ nắm vững cách thức thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng, tiên đoán nhu cầu và mong muốn của khách hàng thường trước cả khi bản thân khách hàng biết. Các công ty tiên phong cũng nỗ lực để rút ngắn quá trình hoàn thiện các ý tưởng thành sản phẩm.
Bởi họ có một "quy trình cho đổi mới" giống như có quy trình cho tất cả những thứ khác, họ đi đầu, thử nghiệm và khám phá các ý tưởng nhanh hơn, đánh giá tính khả thi thông minh hơn, và tạo ra những nguồn lực thích hợp để những ý tưởng tốt không bị mất trong quá trình thảo luận.
Từ việc nghiên cứu các công ty tiên phong này, tôi khám phá ra năm nguyên tắc cần thiết tăng cường sức mạnh cho họ.
....
Trích lời giới thiệu

2 nhận xét:

  1. Tôi rất thích quyển sách "Người phụ nữ tinh quái" TG: Cốc Vĩ Vĩ. :)

    Trả lờiXóa
  2. Phải blog của bạn Hùng thân mến của mình đây không?

    Trả lờiXóa